• Nhóm kín víp prồ, đỉnh của chóp 👉 xamvn

Kiến thức Tại sao Ukraine thà bị xâm lược chứ không trung lập với Nga

Em là Thúy Vân

Yếu sinh lý
Tới hôm nay, ngày 22-2, thiếu hai ngày nữa là ba năm tròn kể từ cuộc xâm lược tàn bạo của Nga trên đất nước Ukraine. Lúc này, với người dân nước Việt, nó (cuộc xâm lược và chống xâm lược ấy) vẫn là sự kiện nóng nhất. Người ta dường như quên đi cuộc sống còn đầy khó khăn, kinh doanh sa sút đình trệ, giá cả tăng nhanh, tiền mất giá, tràn lan trả mặt bằng, sự loay hoay sắp xếp lại bộ máy quá cồng kềnh thành bộ máy phản tinh gọn, gỡ nghẽn chỗ này gây tắc chỗ khác… để chú tâm chú mục vào cuộc chiến tranh ở nơi xa vạn dặm. Đó cũng là thói thường của những người hay hóng chuyện.



Lạ là, có rất nhiều người sống ở một nước từng bị mấy cuộc chiến tranh, bị xâm lược, từng đứng lên “không gì quý hơn độc lập tự do” nhưng lại ủng hộ bọn xâm lược. Thân Nga, từng gắn bó với Liên Xô, có những kỷ niệm về thời trai trẻ “sướng như đi Liên Xô” là một chuyện, còn đây là lúc công lý, chính nghĩa đang đối lập với bạo tàn, lang sói.

Xin nhớ rằng, Nga bây giờ không phải Liên Xô thời trước, vả lại khi ấy Liên Xô giúp gì xứ này cũng đâu có cho không, chả phải “tình hữu nghị quốc tế vô sản” như tuyên truyền, mà chỉ lợi dụng xương máu dân ta để bình yên cho nó. Cả Cuba cũng thế. Cứ nên huỵch toẹt như vậy. Nếu họ có ơn, chỉ ơn với thể chế cơm sườn, với chế độ cầm quyền, chứ dân chẳng được gì, thậm chí còn mất mát, “phe nào thắng thì nhân dân đều bại” (thơ Nguyễn Duy).

Mấy ông thân Nga đã nói gì? Cứ mở mồm hoặc viết bất cứ dòng nào về Ukraine là họ miệt thị Ukraine là U cà, ngu, trứng chọi với đá, gọi ông Zelensky, người đứng đầu cuộc chiến đấu chính nghĩa chống xâm lược là chú hề, anh hề. Vậy có khác gì chính họ phỉ báng việc đất nước mình từng ngoan cường chống ngoại xâm, bêu riếu những idol của họ là hoạn lợn, y tá, phu mỏ, thậm chí phụ bếp, rửa bát, móc lò.
 

quiha

Yếu sinh lý
Đặc điểm của những thằng lươn lẹo là thường trình bày rất dài dòng 1 vấn đề đơn giản để bao biện. Tao chỉ nói đơn giản thế này thôi: Thằng Nga xâm lược chiếm đất Ucà, Mỹ đã k xâm lược chiếm đất Cuba. Bản chất 2 việc này rõ ràng là khác hẳn nhau. Mày cứ dài dòng "Nga vì cái bloh... blah... nên mới xâm lược, Mỹ vì cái blah, bloh... nên mới k xâm lược" làm đéo gì. Y như mấy con cave nó dài dòng trình bày hoàn cảnh dẫn đến việc phải đi làm cave ấy
Tương tự với việc khối NATO mở rộng dựa trên sự đồng thuận và việc cưỡng chiếm ép buộc sáp nhập lãnh thổ của Nga. Bản chất là khác nhau hoàn toàn, đừng lươn lẹo vì cái bloh blah làm gì
1. "Nga xâm lược Ukraine, Mỹ không xâm lược Cuba, nên bản chất khác nhau"
• So sánh này cố tình đơn giản hóa vấn đề mà bỏ qua bối cảnh chính trị.
• Mỹ không cần xâm lược Cuba vì đã có nhiều cách khác để kiểm soát (bao vây cấm vận, kích động bất ổn, tài trợ đối lập…).
• Mỹ đã từng can thiệp quân sự nhiều nơi, như Iraq, Afghanistan, Libya… Không thể nói Mỹ "không xâm lược" chỉ dựa vào Cuba.
➡ Việc không xâm lược Cuba không có nghĩa là Mỹ không có tham vọng hay không tìm cách áp đặt ảnh hưởng.

2. "NATO mở rộng dựa trên sự đồng thuận, khác với việc Nga cưỡng chiếm lãnh thổ"
• NATO không ép buộc trực tiếp, nhưng có tác động chính trị – quân sự thúc đẩy mở rộng.
• Việc NATO mở rộng đe dọa Nga là thực tế, không phải "lươn lẹo".
• Mở rộng NATO có thể không cưỡng ép như Nga sáp nhập lãnh thổ, nhưng cũng là cách mở rộng ảnh hưởng và kiềm chế đối thủ.
➡ Không thể đơn giản hóa vấn đề thành "một bên là xâm lược, một bên là tự nguyện", vì chính trị quốc tế không trắng đen như vậy.

Tóm lại:
• Mày chỉ cố tình làm mọi thứ đơn giản hóa để né tránh tranh luận thực sự.
• Chính trị quốc tế không chỉ có “xâm lược hay không xâm lược” mà còn có hàng loạt hình thức can thiệp và kiểm soát.
• Lập luận "cứ nói dài dòng là lươn lẹo" chỉ là cách né tránh sự thật.
 

Em là Thúy Vân

Yếu sinh lý
ĐÈN CÙ NƯỚC NGA!



Có thể ít người biết, nhưng đó chính là lịch sử xuyên suốt đến nay và có thật đấy mọi người:



Ngay sau khi Lenin qua đời (1924). Hóa ra người thứ hai trong đảng, đồng chí Trotsky, là một kẻ phản bội. Kamenev, Zinoviev, Bukharin và Stalin lật đổ Trotsky và trục xuất khỏi Liên Xô (1927).



Nhưng sau vài năm, hóa ra Kamenev, Zinoviev và Bukharin cũng là kẻ thù và là loài sâu bọ. Sau đó đồng chí Heinrich Yagoda đã bắt họ (1936).



Ít lâu sau, Yagoda bị Yezhov bắt giữ vì làm điệp viên cho kẻ thù (1937). Nhưng sau một vài năm, hóa ra Yezhov không phải là đồng chí, mà là một kẻ phản bội tầm thường và là tay sai của kẻ thù. Và Yezhov bị Beria bắt (1938).



Sau cái chết của Stalin (năm 1953), mọi người đều nhận ra rằng Beria cũng là một kẻ phản bội. Sau đó Zhukov bắt Beria (1953).



Nhưng ngay sau đó Khrushchev biết được Zhukov là kẻ có âm mưu. Và ông đã đày Zhukov đến Ural, chết không có quyền.



Và một thời gian sau, người ta tiết lộ rằng Stalin là kẻ thù, kẻ phá hoạt và kẻ phản bội (1956). Và cùng với ông ta là hầu hết Bộ Chính trị. Sau đó, Stalin được đưa ra khỏi lăng, Bộ Chính trị và Shepilov, những người cùng hội cùng thuyền với họ, đã bị giải tán bởi các đảng viên trung thực do Khrushchev lãnh đạo (1957).



Nhiều năm trôi qua và các lãnh đạo trẻ hơn đã phát hiện: hóa ra Khrushchev là một người bốc đồng, bất hảo, phiêu lưu và kẻ thù. Sau đó Brezhnev tống cổ Khrushchev về hưu và sống ẩn dật (1964).



Sau cái chết của Brezhnev, mới thấy hóa ra ông là kẻ gây hại và là nguyên nhân của sự trì trệ (1964 - 1982).



Sau đó, có hai người nữa mà không ai đủ rảnh để nhớ ra (1982-85). Nhưng rồi một Gorbachev trẻ trung, năng động lên nắm quyền. Và hóa ra toàn bộ đảng là đảng của những kẻ tàn phá và kẻ thù, và Gorbachev đã bắt tay vào sửa chữa mọi thứ ngay lập tức.



Sau đó, Liên Xô sụp đổ (1991). Và Gorbachev hóa ra là kẻ thù và kẻ phản bội. Rồi người nông dân say rượu Yeltsin nổi dậy lãnh đạo nước Nga, khi về hưu cũng bị quy là kẻ phản bội này nọ...



Giờ đến lượt Putin mặc dù chưa bị thôi chức, chưa ngã ngủ kết quả xâm lược Ukraine như thế nào? nhưng ai cũng hiểu đến lượt ai là kẻ thù, kẻ phản bội của nước Nga rồi chứ? Chạy trời không khỏi nắng.



Lịch sử nước Nga cứ quay vòng như đèn cù vậy đấy! Chả có đế quốc Mỹ hay phương tây nào phá hoại họ cả, vòng quay ấy do chính họ gây ra...
 

Em là Thúy Vân

Yếu sinh lý
Sáng nay, nhóm chúng tôi gồm ba cựu chiến binh và một cựu giáo viên, cùng một cựu biểu tình viên chống dàn khoan 981 của Tàu Cộng cùng nhau đến nghĩa trang Liệt sĩ thành phố ở xã Tây Tựu (Từ Liêm – Hà Nội) để thắp hương các liệt sĩ tham gia cuộc chiến chống Trung Quốc năm 1979.

2-18-225x300.jpg
Ảnh: Nhóm 5 người, gồm tác giả, hai cựu chiến binh, cựu giáo viên. Riêng cựu biểu tình viên không có trong ảnh vì đang chụp ảnh cho mọi người. Nguồn: Nguyễn Nguyên Bình
Nghĩa trang Liệt sĩ Tây Tựu Hà Nội là nơi an nghỉ của các liệt sĩ quê Hà Nội đã tham gia chiến tranh tháng 2-1979. Hưởng ứng việc Tổng Bí thư Tô Nâm đã lên thắp hương ở nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên nên năm nay chúng tôi cảm thấy yên tâm, không sợ bị lực lượng nào hạch hỏi như nhiều năm về trước.

(Còn nhớ, dịp 17-2-2019, cụ Nguyễn Khắc Mai, nguyên cán bộ cấp cao ở ban dân vận của Đảng đẫn đi thắp hương cũng nghĩa trang Quốc gia Vị Xuyên mà bị xe công an kèm cặp theo dõi suốt mấy trăm cây số).

Giờ tôi xin kể tiếp chuyện khai thác tù binh Trung Quốc năm xưa:

Càng tiếp xúc nhiều với các cán binh Trung Quốc bị bắt trong chiến tranh năm ấy, tôi càng ngạc nhiên, vì thấy họ khác xa với sự tưởng tượng của tôi.

Hồi cuối những năm 60 thế kỷ trước tôi có học ở Trung Quốc, lúc đó đang bắt đầu cuộc Đại cách mạng văn hoá vô sản. Nổi bật là ông chủ đảng CSTQ Mao Trạch Đông và ông nguyên soái Lâm Bưu, bộ trưởng quốc phòng.

Lúc đó khắp đất Trung Quốc đều rực rỡ pa-nô khẩu hiệu viết những lời đao to búa lớn của “lãnh tụ vĩ đại”. Nào là “Sống ở Trung Hoa, đưa mắt nhìn thế giới”, nào là, làm người lính thì “Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng”; nào là “Trung Quốc phải tiến hành Cách mạng vô sản đến cùng để giải phóng toàn thế giới”. Nguyên soái Lâm Bưu cũng hò hét quân sĩ của mình phải nhất nhất nghe lời Mao chủ tịch, chiến đấu trăm trận trăm thắng v.v…

Những tưởng cán binh Trung Quốc được tuyên truyền cổ vũ thâm niên như vậy thì họ phải thế nào chứ. Ai ngờ, lại có chuyện cả đại đội tiến vào Việt Nam, chưa kịp nổ phát súng nào, bị vây hãm và kêu gọi đầu hàng. Trước khi chiến tranh nổ ra, cơ quan binh địch vận của Quân đội ta đã kịp phổ biến lời kêu gọi địch ra hàng bằng những băng giấy nhỏ đưa cho chiến sĩ, ghi âm bằng tiếng Việt “thấu xéng chiu sâu khoan tai” – nghĩa là “Đầu hàng thì sẽ được đối xử tử tế”. Lời kêu gọi vậy mà linh nghiệm, cái đại đội đó, đã ra nghị quyết đầu hàng, mà lại là nghị quyết của chi uỷ hẳn hoi. Ngạc nhiên chưa?

Ngạc nhiên nữa là khi họ bị hỏi cung, phải nói là từ quan đến lính cứ nhũn như chi chi, không khảo mà xưng tuồn tuột, chả dám giấu diếm gì (những lời khai của họ sau kiểm tra đối chiếu thì đều là thực). Chải ai còn giữ được chút gì gọi là “khí tiết quân nhân” như nguyên soái Lâm Bưu đã dạy!
 

vnandrei

Tao là gay
1. "Nga xâm lược Ukraine, Mỹ không xâm lược Cuba, nên bản chất khác nhau"
• So sánh này cố tình đơn giản hóa vấn đề mà bỏ qua bối cảnh chính trị.
• Mỹ không cần xâm lược Cuba vì đã có nhiều cách khác để kiểm soát (bao vây cấm vận, kích động bất ổn, tài trợ đối lập…).
• Mỹ đã từng can thiệp quân sự nhiều nơi, như Iraq, Afghanistan, Libya… Không thể nói Mỹ "không xâm lược" chỉ dựa vào Cuba.
➡ Việc không xâm lược Cuba không có nghĩa là Mỹ không có tham vọng hay không tìm cách áp đặt ảnh hưởng.

2. "NATO mở rộng dựa trên sự đồng thuận, khác với việc Nga cưỡng chiếm lãnh thổ"
• NATO không ép buộc trực tiếp, nhưng có tác động chính trị – quân sự thúc đẩy mở rộng.
• Việc NATO mở rộng đe dọa Nga là thực tế, không phải "lươn lẹo".
• Mở rộng NATO có thể không cưỡng ép như Nga sáp nhập lãnh thổ, nhưng cũng là cách mở rộng ảnh hưởng và kiềm chế đối thủ.
➡ Không thể đơn giản hóa vấn đề thành "một bên là xâm lược, một bên là tự nguyện", vì chính trị quốc tế không trắng đen như vậy.

Tóm lại:
• Mày chỉ cố tình làm mọi thứ đơn giản hóa để né tránh tranh luận thực sự.
• Chính trị quốc tế không chỉ có “xâm lược hay không xâm lược” mà còn có hàng loạt hình thức can thiệp và kiểm soát.
• Lập luận "cứ nói dài dòng là lươn lẹo" chỉ là cách né tránh sự thật.
Mày lươn lẹo dài dòng y như mấy con cave: Tuy em là cave nhưng do dòng đời xô đẩy chứ e vẫn là con người đạo đức :ROFLMAO:
 

Em là Thúy Vân

Yếu sinh lý
Giờ lại xin kể tiếp chuyện tiếp cận khai thác đám tù hàng binh năm xưa: Ngoài cái đại đội ra hàng nói trên, trong trại giam còn có các tù binh bị ta bắt ở một số nơi khác gom về.

Khi hỏi một số lính, rằng đi lính để làm gì? Chả ai nói đi lính để thực hiện lời lãnh tụ, để “giải phóng toàn thế giới” cả. Phần lớn nói: Để hy vọng kiếm được việc làm sau khi hết thời hạn phục vụ. Nhiều người thì bi quan về vận may, nói: Mình mù chữ, vô nghề nghiệp, chẳng dễ kiếm việc làm, đến đâu hay đến đấy…

Thời gian ở trại, họ thường tỏ ra “ngoan”, không dám quấy phá chống đối gì đáng kể. Họ chỉ quan tâm đến bữa ăn. Khi có phái đoàn Chữ Thập đỏ quốc tế đến thăm trại, một số người tố khổ: Cơm ăn không đủ no, thức ăn thì ít thịt cá dầu mỡ; rau thì toàn rau “rỗng ruột” (rau muống), với dây lá bí rợ (rau bí)… Có người cũng dám hỏi lại cán bộ trại: “Đã nói đầu hàng thì được ‘đối xử tử tế’ sao lại cho ăn thế này?”

Lúc đó thật khó giải thích cho họ hiểu, họ đâu thể biết hoàn cảnh nước ta khi đó. Mỗi ngày một suất ăn của họ được 700g gạo, không độn mì mốc, bo bo hạt, ngô răng ngựa; lại có chút thịt cá dầu mỡ, là bên ta đã cố gắng lắm rồi! Thời gian sau, khi trại được củng cố ổn định, tù binh được cử đại diện cùng đi nhận thực phẩm ở kho chung với cán bộ chiến sĩ trại, được tận mắt chứng kiến, họ mới thấy thực phẩm dành cho bộ đội ta còn không bằng phần cho tù. Lúc đó họ mới thừa nhận là được “đối xử tử tế”.

Lại nói về phó chính uỷ trung đoàn Long Đức Xương. Ngoài lề việc khai báo tin tức, anh ta còn than thở với chúng tôi: Bản thân nay đã quá tuổi phát triển (anh ta trông khoảng 40 tuổi), sức khoẻ kém (trông anh ta đầu đã hói, người hom hem), ngẫm không còn tiền đồ gì, lần này bị điều đi đánh trận thật bất ngờ, chưa kịp chuẩn bị gì, ra đi mà trong lòng hoang mang, bối rối…

Anh ta còn lo lắng nhiều cho sự sống chết của bản thân, còn gánh khá nặng ở gia đình. Hỏi có tin hay không vào những tuyên truyền của nhà nước và quân đội về ý tưởng “đánh trận này là để dạy cho Việt Nam bài học, là Việt Nam dám xâm phạm đất Trung Quốc”? Thì anh trả lời: Đời tôi đã trải qua nhiều phong trào này nọ, nhiều tuyên truyền rầm rộ rồi… nên giờ chẳng thiết tin hay không tin vào tuyên truyền cổ động gì cả…

Phần tham mưu phó trung đoàn tên là Phó Bồi Đức thì cũng thường than thở: Tôi vốn có bệnh rối loạn nhịp tim, đang xin ra quân thì bị điều động đi đánh Việt Nam, thực lòng không muốn đi gì cả.

Anh ta còn nói: Nghe cấp trên tuyên truyền Việt Nam khiêu khích Trung Quốc, nhiều lần quấy rối, đánh sang đất Trung Quốc… Nghe vậy thì biết vậy, chứ quân khu Thành Đô có ở biên giới đâu mà biết là thật hay không? Khi đơn vị đánh sang Cao Bằng của Việt Nam thì cấp trên bảo đấy là “phản kích”, dạy Việt Nam một bài học rồi rút quân. Trên bảo trung đoàn 448 chúng tôi sang yểm hộ bộ đội rút quân thôi…

Phó Bồi Đức vì vậy cứ tiếc hùi hụi, nếu không mắc kẹt ở Cao Bằng thì chẳng bao lâu sẽ được rút về, chỉ mong về chữa cái bệnh tim thôi (Cán bộ trại đã cho bác sĩ khám anh ta, quả có bệnh và đã cho thuốc).
 

quiha

Yếu sinh lý
Việc dùng từ "xung đột" hay "chiến tranh" không phải là vấn đề đạo đức hay chính trị mà là cách tiếp cận ngoại giao. Ngay cả Liên Hợp Quốc cũng dùng từ 'xung đột vũ trang', không có nghĩa là họ phủ nhận tính chất nghiêm trọng của cuộc chiến. Việt Nam hay các nước trung lập có quyền sử dụng thuật ngữ phù hợp với chính sách ngoại giao của mình mà không có nghĩa là "nhập nhằng" hay "né tránh".
Quan hệ quốc tế không đơn giản như trong một trận đấu bóng, nơi có đội thắng và đội thua rõ ràng. Căng thẳng Nga - Ukraine không chỉ xuất phát từ Nga mà còn từ nhiều yếu tố khác, bao gồm cả sự mở rộng của NATO và xung đột ở Donbass từ 2014. Đổ lỗi hoàn toàn cho một bên mà bỏ qua các nguyên nhân sâu xa là cách nhìn thiếu khách quan.
Quan trọng nhất, thay vì tranh luận về từ ngữ, điều thế giới cần là tìm cách để kết thúc chiến sự càng sớm càng tốt, giảm thiểu đau thương cho người dân Ukraine. Việc đứng ngoài các cuộc xung đột không phải là yếu kém, mà là một cách bảo vệ lợi ích quốc gia một cách khôn ngoan.
NÊN NHỚ: CUỘC CHIẾN GIỮA NGA - UKRAINE VÀ VN- TQ LÀ 2 CUỘC CHIẾN KHÁC NHAU (BỐI CẢNH LỊCH SỬ KHÁC NHAU), MỸ - VN, TQ - VN là giống nhau. NẾU ĐẦU ÓC ĐỦ TRÌNH LẬP LUẬN LOGIC.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

vnandrei

Tao là gay
Việc dùng từ "xung đột" hay "chiến tranh" không phải là vấn đề đạo đức hay chính trị mà là cách tiếp cận ngoại giao. Ngay cả Liên Hợp Quốc cũng dùng từ 'xung đột vũ trang', không có nghĩa là họ phủ nhận tính chất nghiêm trọng của cuộc chiến. Việt Nam hay các nước trung lập có quyền sử dụng thuật ngữ phù hợp với chính sách ngoại giao của mình mà không có nghĩa là "nhập nhằng" hay "né tránh".
Quan hệ quốc tế không đơn giản như trong một trận đấu bóng, nơi có đội thắng và đội thua rõ ràng. Căng thẳng Nga - Ukraine không chỉ xuất phát từ Nga mà còn từ nhiều yếu tố khác, bao gồm cả sự mở rộng của NATO và xung đột ở Donbass từ 2014. Đổ lỗi hoàn toàn cho một bên mà bỏ qua các nguyên nhân sâu xa là cách nhìn thiếu khách quan.
Quan trọng nhất, thay vì tranh luận về từ ngữ, điều thế giới cần là tìm cách để kết thúc chiến sự càng sớm càng tốt, giảm thiểu đau thương cho người dân Ukraine. Việc đứng ngoài các cuộc xung đột không phải là yếu kém, mà là một cách bảo vệ lợi ích quốc gia một cách khôn ngoan.
NÊN NHỚ: CUỘC CHIẾN GIỮA NGA - UKRAINE VÀ VN- TQ LÀ 2 CUỘC CHIẾN KHÁC NHAU (BỐI CẢNH LỊCH SỬ KHÁC NHAU), MỸ - VN, TQ - VN là giống nhau. NẾU ĐẦU ÓC ĐỦ TRÌNH LẬP LUẬN LOGIC.
Oài, lại dông dài. Tao còn lạ gì thứ LOGIC tiêu chuẩn kép của mấy con bò như mày :ROFLMAO:
Nga xâm lược Ucà là do hoàn cảnh xô đẩy, còn TQ, Mỹ xâm lược VN là hoàn toàn sai. :LOL:
NATO ị lên LHQ để ngăn cản diệt chủng ở Nam Tư Cũ là điếm thúi, còn VN ị lên LHQ để đóng quân 10 năm ở Cam là nghĩa vụ quốc tế cao cả :love:
 
Bên trên